Soạn giả Hà Nam Quang qua đời

Đi tới nội dung

TIN SÂN KHẤU

Nghệ sĩ Hồng Nga giờ ra sao?, trước những tin đồn
Nghệ sĩ Hồng Nga không thể hoàn toàn quên quá khứ như một số kênh YouTube đã lan truyền thông tin hoàn toàn sai sự thật.
Published by Nghệ sĩ - 5/5/2023
Nghệ sĩ thành phố tưởng nhớ NSND Diệp Lang
Ngày 20-3, Hội Sân khấu TPHCM phối hợp cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang tổ chức Lễ tưởng niệm NSND Diệp Lang tại Hội Sân khấu TPHCM, 5B Võ Văn Tần, quận 3.
Published by Nghệ sĩ - 21/3/2023
Sơ-lược-đời-thăng-trầm-của-nghệ-sĩ-Vũ-Linh
NSƯT Vũ Linh tên thật là Võ Văn Ngoan, sinh năm 1958 ở Chợ Lớn, Sài Gòn. Nhà nghèo nên năm 13 tuổi ông đã đứt gánh đường học vấn, gia đình cho theo học nghề hát với thầy Văn Vĩ. 14 tuổi ông đã bước ra sân khấu, lưu diễn các tỉnh Tây Nam bộ. Thời gian sau ông về hát cho gánh Hoa Anh Đào Kim Chưởng và gặp được NSƯT Diệu Hiền và nghệ sĩ Trương Ánh Loan, hai người này thương ông như người nhà và tận tình chỉ dẫn nghề nghiệp.
Published by Nghệ sĩ - 5/3/2023
Nsut-Vũ-Linh-qua-đời
Vô cùng thương tiếc ông hoàng cải lương Vũ Linh qua đời trưa ngày 05 tháng 03 năm 2023.
Vũ Linh tên thật là Võ Văn Ngoan, sinh năm 1958 tại Sài Gòn. Vũ Linh mê và theo học hát khá sớm với thầy Văn Vĩ. Sau đó anh theo đoàn Đồng ấu Hoa Thế Hệ, rồi gánh hát Hoa Anh Đào Kim Chưởng.
Published by Nghệ sĩ - 5/3/2023
Nghệ sĩ hải ngoại kỳ vọng điều gì?, xuân nhớ quê
Xúc động NSƯT Phương Hồng Thủy hội ngộ thế hệ nghệ sĩ vàng
Published by Nghệ sĩ - 1/11/2022
Soạn giả Hà Nam Quang qua đời
Yêu nghề, đam mê sân khấu – Soạn giả Hà Nam Quang luôn mang đến cho những người làm việc chung với bà nhiều niềm tin thông qua cách mà bà làm việc, lăn xả và hy sinh cho nghề.
Published by Soạn giả - 24/4/2021
Soạn giả Loan Thảo
Ông tên thật là Nguyễn Tấn Vị sinh năm 1942, mất ngày 13 tháng 11 năm 1982.
Published by Soạn giả - 2/4/2021

Soạn giả Hà Nam Quang qua đời

Cải lương tôi yêu
Được phát hành bởi Soạn giả trong Tin tức · 24 April 2021
Tags: Soạngiả:NamQuang
Soạn Giả Hà Nam Quang:
Tôi Viết Và Chẳng Khi Nào Cho Phép Mình Dừng Lại
***************************************************

Hà Nam Quang tên thật là Hà Thị Mỹ Dung (SN 1954, tại An Giang). Từ nhỏ, bà đã đam mê cải lương nên quyết theo học chuyên ngành diễn viên sân khấu. Sau năm 1975, bà công tác tại Đài Truyền hình Giải phóng (nay là Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh) và Đài Truyền hình Cần Thơ.
Năm 1978, sau khi dừng hoạt động trong vai trò phát thanh viên, Hà Nam Quang đã đến với việc sáng tác kịch bản. Kịch bản đầu tay của bà là “Ngọn cờ Long Hưng” được Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và Đoàn văn công TP. Hồ Chí Minh dàn dựng. Tiếp theo, hàng loạt vở cải lương do bà viết đều được dàn dựng. Tính đến nay, hàng trăm bài vọng cổ của bà được các đài phát thanh - truyền hình trong khu vực Nam bộ và cả nước phát sóng, công chúng gần xa yêu thích, thuộc nằm lòng.


Yêu nghề, đam mê sân khấu – Soạn giả Hà Nam Quang luôn mang đến cho những người làm việc chung với bà nhiều niềm tin thông qua cách mà bà làm việc, lăn xả và hy sinh cho nghề.
Gần 500 bài vọng cổ, trên 100 kịch bản cải lương cùng rất nhiều chặp cải lương khác nhau ở nhiều đề tài mà bà có được sâu gần 40 năm đi khắp mảnh đất phương Nam để yêu và viết. Thâm trầm, sâu sắc, mạnh mẽ nhưng đa cảm, mỗi tác phẩm bà viết ra điều mang nhiều giá trị yêu thương. Viết ra nhiều tác phẩm hay, mang hơi thở và giá trị của cuộc sống là cách mà bà thăng hoa cảm xúc và đền ơn nghề viết.

Trong làng soạn giả cải lương phía Nam nói chung, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng, Hà Nam Quang là một trong những cây bút nữ tiêu biểu, đã đóng góp nhiều cho sân khấu cả nước với nhiều tác phẩm có giá trị. Với lối viết chắc tay, ngôn ngữ giàu hình ảnh, mỗi bài ca hay kịch bản sân khấu của bà luôn làm cho nghệ sĩ thăng hoa khi thể hiện. Đặc biệt với kịch bản cải lương, bà được xem là 1 nữ tác giả giỏi nghề khi biết rất nhiều bài bản khó của cải lương và vận dụng đúng chỗ để tạo nên những chỗ “đắt giá” cho vở diễn. Theo nhận xét của nhiều đạo diễn thì họ hay chọn kịch bản của bà vì trong đó không những có những triết lý sâu sắc mà bà chắt chiu qua từng con chữ mà còn có sự mềm mại, trữ tình vốn có của một kịch bản cải lương.

Là một soạn giả, người phía sau ánh đền sân khấu nhưng bà khá đa tài, bà từng là phát thanh viên, tài tử sở hữu giọng ca nhiều người mơ ước. Năm 1978, bà chuyển hẳn sang nghiệp viết, kịch bản cải lương đầu tay khá thành công là “Ngọn cờ Long Hưng” được Đài Truyền hình TPHCM và Đoàn Văn công TPHCM dàn dựng. Sau đó hàng loạt kịch bản nối tiếp ra đời, khán giả cũng quen thuộc với nhiều bài vọng cổ được phát trên nhiều Đài phát thanh, truyền hình mang tên soạn giả Hà Nam Quang: "Đối với Hà Nam Quang, mỗi lần tôi đi đến 1 nơi nào đó là tôi đều cố gắng tìm ra 1 chất riêng của địa phương đó, để bài hát của mình khi mà ca lên, dù không nhắc đến địa danh đó nhưng người ta cũng cảm nhận được là đang nói về địa phương đó. Mỗi 1 vùng miền đều có 1 nét rất riêng. Ví dụ như đến An Giang sẽ có nét riêng đó là mắm, hay như đến Sóc Trăng lại có 1 nét riêng là đua ghe ngo, chính những nét riêng đó đã tạo nên cảm xúc cho Hà Nam Quang”.

Trong sáng tác, bà kĩ tính, dù là chi tiết nhỏ nhất cũng được tìm tòi nghiên cứu kĩ. Vì thế mà các đạo diễn khá an tâm khi chọn tác phẩm của bà để dàn dựng. Đạo diễn Lê Nguyên Đạt nhiều lần dàn dựng tác phẩm của Hà Nam Quang chia sẻ nhiều tình cảm tốt đẹp về đồng nghiệp: “Khi tiếp xúc với tác giả Hà Nam Quang thì phải nói là ở bà là sự mộc mạc chân tình, nhất là sự đam mê mà bà dành cho nghệ thuật cải lương là rất cao. Tất cả những hội thi, hội diễn, những gì liên quan đến cải lương, dù bà ở rất xa, nhưng tổ chức ở bất kỳ nơi nào bà cũng lặn lội đến xem để cổ vũ cho người trẻ cũng như góp nhặt thêm cảm húng sáng tác. Rồi hỗ trợ tác phẩm cho các đơn vị dự thi. Nói chung là bà luôn kết nối cải lương với người yêu cải lương, và tôi nghĩ sự đam mê đó, yêu nghề đó, các nghệ sĩ trẻ rất cần phải học hỏi”.

Dù đa dạng đề tài nhưng trong mỗi tác phẩm của bà người ta đều thấy hình ảnh của miền quê Nam bộ, với những con người, những câu chuyện thi vị với văn phong mượt mà. Đó cũng là chất xúc tác làm cho mỗi câu vọng cổ mà bà viết ra thêm mê hoặc người ca lẫn người thưởng thức. NSƯT Tuyết Nhân bày tỏ tình cảm quý mến về người soạn giả tài hoa này: “Tuyết Ngân có duyên đến với nhiều bài hát của tác giả Hà Nam Quang, trong bài hát của cô có những ca từ rất ngọt ngào, rất dễ thương nên khi mình ca mình rất dễ cảm nhận. Đã dễ cảm nhận thì việc chuyển tải đến người nghe tinh thần bài hát và tình cảm của tác giả gửi vào bài hát cũng dễ dàng hơn”.

Nghệ sĩ trẻ Minh Trường, diễn viên Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với một soạn giả đáng kính: “Trường cũng biết về cô qua nhiều bài ca cổ rất hay, riêng về mảng sân khấu thì Trường cũng vinh dự được làm cùng cô 2 vở. Tác phẩm của cô rất là gần gũi, cô viết về đề tài nông thôn, tình yêu… về mặc văn phong thì phải nói là rất mượt mà, rất hòa quyện để mỗi nghệ sĩ thể hiện hết tài năng của mình”.

Yêu nghề, hết lòng vì nghề, bà chưa thôi ngơi nghỉ trên chặng đường sáng tác, bà đi và viết, viết bằng tất cả vốn sống, bằng tất cả tình yêu và trải nghiệm của người đã bước qua cái ngưỡng tuổi 60, niềm trăn trở lớn nhất của bà là hiện đang thiếu những cây viết trẻ. Tương lai tiếp theo cho nghệ thuật cải lương sẽ là 1 bài toán khó khi sàn diễn thiếu kịch bản hay, thiếu những bài ca làm say lòng người mộ điệu. Soạn giả Hà Nam Quang tâm tư khi nghĩ về những người viết trẻ: "Tôi mong muốn và nói với những tác giả trẻ như thế này, khi mình làm được điều mình đam mê thì đó đã là điều hạnh phúc. Con đường này tôi đã đi qua, lao vào như con thiêu thân vì đam mê chứ nguồn lợi từ công việc này thì thấp lắm, khó sống được. Nhưng vì cái nghiệp vĩ đã vậy rồi thì mình cứ làm vì đam mê thôi”.

Có thể không phải là một tác giả quá xuất sắc, nhưng khán giả và những người trong giới sân khấu luôn yêu quý và nhớ đến cái tên Hà Nam Quang bởi sự say nghề một cách mộc mạc, bởi tình yêu không giới hạn mà bà dành cho nghiệp viết và còn bởi sự chân phương dung dị nhưng sâu sắc trong cách sống, cách đối đãi với đồng nghiệp, anh em. Mong bà có thật nhiều sức khỏe để cống hiến, để bay bổng trong nhiều tác phẩm mà bà đang ấp ủ, để tiếp tục có những vở tuồng thấm đẫm hương vị của tình yêu và cuộc sống.

( Nguồn sưu tầm )




Mobile: 0908382471
Zalo: 0908382471
admin@cailuongtoiyeu.com
quybui78@gmail.com
Copyright © by Đình Quý 2021
Quay lại nội dung