Khán giả vào thập niên 1970 ắt hẳn không ai không biết và quên được tuồng cải lương nỗi tiếng một thời: "Đường Gươm Nguyên Bá" với lời văn trau chuốc,bóng bẩy,những đoạn văn đối đáp thật sắc sảo,mang tính triết lý thâm sâu,vở thật sự đã thu hút sự yêu mến và đi sâu vào lòng người hâm mộ,càng khẳng định giá trị của soạn giả Hoa Phượng lúc bấy giờ.
Ngoài ra, khi vở được Hãng dĩa Việt Nam dàn dựng,thu thanh qua bàn tay của hai đạo diễn Loan Thảo và Hoàng Việt cùng dàn nghệ sĩ trẻ đang lên,bắt đầu khẳng định tên tuổi sau các danh ca trước đó như Minh Cảnh,Tấn Tài,Minh Phụng,...người mê vọng cổ từ đây bắt đầu chú ý đến họ nhiều hơn.
Ngoài Thanh Sang và Minh Vương đã khẳng định mình,còn lại đó là Thanh Tuấn,Chí Tâm,Thanh Kim Huệ và Viễn Sơn_một giọng ca lạ.
Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ lần đầu được giao vai đào chánh_Tiểu thư Thuỷ Cúc và nghệ sĩ Thanh Tuấn cùng nhờ vai Thế Tử Ngũ Châu mà đi lên.Riêng nghệ sĩ trẻ Chí Tâm lúc ấy lại tiếp tục khẳng định vị trí và khả năng trị "vai lão" qua Đông Sơn Thiền Sư! ( Vai sau này là Thái giám Trần Lâm trong Bích Vân cung kỳ án).
Người còn lại là giọng ca mới lạ Viễn Sơn qua vai Lâm Vũ.Tuy chỉ là vai phụ nhỏ so với các nghệ sĩ kia nhưng nghệ sĩ Viễn Sơn cũng để lại dấu ấn khó phai.Trước đó,nghệ sĩ Viễn Sơn này đã được khán giả bắt đầu chú ý qua bài tân cổ Vùng Quê Tương Lai (Lời vọng cổ: Yên Lang và tân nhạc Duy Khánh) được phát hành ngày 15/10/1974.
Tuồng cải Lương :"Đường Gươm Nguyên Bá" do Hãng Dĩa Việt Nam phát hành vào ngày 15/12/1974 số lượng 3000 cuốn.