Lời hát trích đoạn Bên cầu dệt lụa ( đoạn chia tay ) - Cải lương tôi yêu

Đi tới nội dung

TIN SÂN KHẤU

Nghệ sĩ Hồng Nga giờ ra sao?, trước những tin đồn
Nghệ sĩ Hồng Nga không thể hoàn toàn quên quá khứ như một số kênh YouTube đã lan truyền thông tin hoàn toàn sai sự thật.
Published by Nghệ sĩ - 5/5/2023
Nghệ sĩ thành phố tưởng nhớ NSND Diệp Lang
Ngày 20-3, Hội Sân khấu TPHCM phối hợp cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang tổ chức Lễ tưởng niệm NSND Diệp Lang tại Hội Sân khấu TPHCM, 5B Võ Văn Tần, quận 3.
Published by Nghệ sĩ - 21/3/2023
Sơ-lược-đời-thăng-trầm-của-nghệ-sĩ-Vũ-Linh
NSƯT Vũ Linh tên thật là Võ Văn Ngoan, sinh năm 1958 ở Chợ Lớn, Sài Gòn. Nhà nghèo nên năm 13 tuổi ông đã đứt gánh đường học vấn, gia đình cho theo học nghề hát với thầy Văn Vĩ. 14 tuổi ông đã bước ra sân khấu, lưu diễn các tỉnh Tây Nam bộ. Thời gian sau ông về hát cho gánh Hoa Anh Đào Kim Chưởng và gặp được NSƯT Diệu Hiền và nghệ sĩ Trương Ánh Loan, hai người này thương ông như người nhà và tận tình chỉ dẫn nghề nghiệp.
Published by Nghệ sĩ - 5/3/2023
Nsut-Vũ-Linh-qua-đời
Vô cùng thương tiếc ông hoàng cải lương Vũ Linh qua đời trưa ngày 05 tháng 03 năm 2023.
Vũ Linh tên thật là Võ Văn Ngoan, sinh năm 1958 tại Sài Gòn. Vũ Linh mê và theo học hát khá sớm với thầy Văn Vĩ. Sau đó anh theo đoàn Đồng ấu Hoa Thế Hệ, rồi gánh hát Hoa Anh Đào Kim Chưởng.
Published by Nghệ sĩ - 5/3/2023
Nghệ sĩ hải ngoại kỳ vọng điều gì?, xuân nhớ quê
Xúc động NSƯT Phương Hồng Thủy hội ngộ thế hệ nghệ sĩ vàng
Published by Nghệ sĩ - 1/11/2022
Soạn giả Hà Nam Quang qua đời
Yêu nghề, đam mê sân khấu – Soạn giả Hà Nam Quang luôn mang đến cho những người làm việc chung với bà nhiều niềm tin thông qua cách mà bà làm việc, lăn xả và hy sinh cho nghề.
Published by Soạn giả - 24/4/2021
Soạn giả Loan Thảo
Ông tên thật là Nguyễn Tấn Vị sinh năm 1942, mất ngày 13 tháng 11 năm 1982.
Published by Soạn giả - 2/4/2021

Lời hát trích đoạn Bên cầu dệt lụa ( đoạn chia tay )

DU LIEU > Lời-hát-trích-đoạn
Trích đoạn
Bên cầu dệt lụa
Tác giả: Thế Châu

Nói lối vào nam ai

 
Quỳnh Nga: Công tử ...
 
 
Trần Minh: Tiểu thơ, trong tình cảnh này
 
mà tiểu thơ còn gọi tôi là công tử
 
sao tôi nghe nó chua chát quá
 
 
Quỳnh Nga: Công tử còn giận?
 
 
Trần Minh: Tôi đâu dám.. giận
 
Mà làm sao tôi giận được trước tấm chân tình cao cả
 
mà tiểu thơ đã dành tặng cho một kẻ đã sa {.....} cơ
 
Đã trải thân luân lạc giữa phong trần
 
trong cuộc đời giả trá bạc đen vinh nhục đã quá nhiều
 
Tôi vẫn còn tiểu thơ là một khách tri âm
 
cư xử với tấm chân tình xoa dịu niềm đắng cay
 
là kẻ trắng tay nên tôi đành phải ôm hận.
 
 
Quỳnh Nga: Xin cứ nặng lời mỉa mai
 
em cúi mặt đợi chờ những uất hờn của ai
 
 
Trần Minh: Tiểu thơ ơi tôi vẫn còn nặng nợ
 
ân nghĩa tiểu thơ đáp tạ mấy cho vừa
 
Tôi muốn nói nhưng sao cứ nghẹn lời
 
biết bao giờ mới trả.. xong
 
 
Nói lối

 
Quỳnh Nga: Em không dám sánh học đòi với trang nghĩa phụ ngày xưa
 
đã cắt tóc bán lấy tiền tiễn chồng lai kinh ứng thí.
 
Đây, đây mớ hành trang chan chứa một thâm tình
 
và số bạc mọn đã chắt chiu trong những ngày nắng sương tần.. tảo.

Vọng cổ câu 1

 
Em xin trang trọng trao tay ân cần đưa tiễn kẻ đăng {.....} trình.
 
Gởi gắm vào tay tâm sự của riêng mình.
 
Em đã dám vượt khuê môn bên cầu dựng quán
 
vì nặng nghĩa cương thường bước qua vòng lễ giáo thị phi.
 
Ngày bản hổ tên đề làm rạng danh tông tổ
 
em không dám mong được cùng ai vui đạo xướng tùy.
 
Nếu chàng nghĩ thương chút nghĩa tương tri
 
xin với cha em hãy nhẹ điều ân oán {.....}
 
 
Vọng cổ câu 2

 
Trần Minh: Quỳnh Nga, Quỳnh Nga ơi
 
ta nghẹn ngào vì ý tình nàng tha thiết quá
 
Biết nói gì đây khi mình vẫn trắng đôi tay.
 
 
Quỳnh Nga: Còn đây là chiếc áo lụa kết bằng tơ tâm sự
 
đêm từng đêm em đã cố công may dệt âm thầm.
 
Đối bóng đèn khuya mà nghe thương nhớ ngập tâm hồn.
 
Đếm từng ngày tháng rụng dần trong hiu quạnh
 
lòng cầu nguyện cho ai lập được chút công danh.
 
Chạnh hình dung bóng ai chập chờn bên ánh lửa co ro
 
đốt lá thêm vào cho đủ sáng học kinh thi.
 
Miệng đọc sách vang vang tay lia đập muỗi
 
em ráng dệt cho rồi chiếc áo hầu cho kịp buổi lai kinh {.....}
 
 
Lối thơ

 
Quỳnh Nga: Đường lai kinh xa biệt ngàn sương gió
 
Chàng mặc vào cho ấm lúc phong sương
 
Lòng kỳ vọng chàng ơi xin hãy nhớ
 
Áo lụa nghèo phải thay bằng áo... trạng.. nguyên.
 
 
Vọng cổ câu 5

 
Trần Minh: Quỳnh Nga ơi nhận vật trao tay ta nghẹn ngào.. muốn.. khóc.
 
Rừng rực lửa yêu đương ta nguyện cùng ai thề giữ vẹn chữ chung {.....} tình.
 
Nàng đã sưởi ấm lòng ta qua muôn dặm trường đình.
 
Tay ôm áo ấp vào trong ngực mỏng
 
chưa mặc mà hơi ấm đã len vào từng kẽ tóc chân tơ.
 
Giữ mãi bên mình manh áo lụa
 
ta nhớ hoài thời luân lạc ở nơi đây.
 
Bước thăng trầm trời đất cũng lá lay
 
trong nỗi đắng cay cũng có nhiều vị ngọt hương nồng.
 
 
Vọng cổ câu 6

 
Quỳnh Nga: Xin đừng nặng oán ân thời dị ngộ đối với cha già.
 
 
Trần Minh: Không, Quỳnh Nga ơi
 
sự bất nghĩa của cha em ví như ngọn đồi hèn mọn.
 
Còn tình của em thì cao vời vợi như ngọn Thái Sơn.
 
Cay đắng ngày nào không còn nữa
 
trước tấm chân tình cao cả của Quỳnh Nga.
 
Chịu cơ hàn để giữ vẹn sắt son
 
em xứng đáng trải danh liệt phụ.
 
Đời dầu cơ cực mà quá nhiều hạnh phúc
 
thì ta biết phải nói làm saocho được tròn vẹn ý chân tình.
 
Buổi tiễn đưa sao quá nhiều bịn rịn
 
xúc động nào đã làm cho lệ rưng rưng.
 
Kể từ đây cho tới ngày nhắm mắt
 
Lời đã trao ta nguyền giữ vẹn hương thề.
 
 
Lối thơ

 
Quỳnh Nga: Em nguyền khép cửa phòng khuê
 
Đợi chàng bái tổ vinh quy tương phùng.
 
 
Trần Minh: Tiễn nàng về với khuê trung
 
vòng tay từ tạ thủy chung vẹn gìn.
 
 
Quỳnh Nga: Đưa người vạn dặm đăng trình
 
lòng như bóng nguyệt theo ngìn dặm soi
 
 
Trần Minh: Xin tạm biệt….
 
 
Quỳnh Nga: Tạm biệt.....

Mobile: 0908382471
Zalo: 0908382471
admin@cailuongtoiyeu.com
quybui78@gmail.com
Copyright © by Đình Quý 2021
Quay lại nội dung